1. Chai chứa mẫu nước thử : Chai sạch bằng nhựa hoặc thủy tinh. Nút bằng nhựa hoặc thủy tinh (không được lót giấy vì sẽ ảnh hưởng tới chất lượng nước thử )
2. Vị trí lấy mẫu nước thử: Lấy nước trực tiếp từ nguồn nước mà bạn muốn xét nghiệm
3. Lấy mẫu nước xét nghiệm lý hóa: Rửa sạch chai nhiều lần bằng nước nguồn. Cho nước vào đầy chai. Đậy kín nắp.
4. Lấy mẫu nước xét nghiệm vi sinh, BOD, nitrits: Nên chọn chai và nút thủy tinh, sấy tiệt trùng cả chai lẫn nút trước khi lấy mẫu. Khử trùng bên trong và ngoài vòi lấy mẫu và tay của người lấy mẫu bằng cồn. Cho nước vào đầy chai. Đậy kín nắp. Bảo quản chai nước mẫu trong thùng đá lạnh 0-5oC để đảm bảo mẫu không bị ảnh hưởng bởi môi trường bên ngoài.
5. Dung tích mẫu: Tùy theo các chỉ tiêu xét nghiệm mà tính toán lượng mẫu cần lấy.
6. Xét nghiệm hóa lý 13 chỉ tiêu: 1 lít nước mẫu.
7. Xét nghiệm vi sinh: 0,5 lít mẫu giữ lạnh (không quá 24 giờ).
8. Xét nghiệm nước uống đóng chai: 4 lít nước mẫu để xét nghiệm lý hóa và 2 lít nước mẫu giữ lạnh để xét nghiệm vi sinh, chứa trong chai thành phẩm. Tất cả đều lấy đầy chai và đậy kín
9. Bảo quản mẫu nước xét nghiệm: Mẫu phải được chuyển ngay đến phòng thí nghiệm để tránh các phản ứng sinh hóa xảy ra làm sai lệch kết quả.

Một số lưu ý khi mang nước đi xét nghiệm:
Ví Dụ:
– Nước dùng trong sinh hoạt thì sẽ được xét nghiệm dựa trên quy chuẩn QCVN 02:2009/BYT
– Nước dùng trong ăn uống thì xét nghiệm dựa trên quy chuẩn QCVN 01:2009/BYT
– Nước dùng trong kinh doanh nước tinh khiết, nước đóng bình đóng chai thì xét nghiệm dựa trên quy chuẩn QCVN 6-1:2010/BYTVới mỗi quy chuẩn lại có hàng loạt tiêu chí cần xét nghiệm, bên cạnh đó đặc trưng nguồn nước ở từng vùng cũng có những điểm khác biệt. Cho nên, để kết quả xét nghiệm vừa chính xác mà vừa tiết kiệm chi phí thì bạn nên lựa chọn những tiêu chí cơ bản để xét nghiệm như: Độ cứng, Asen, Canxi, Amoni, Mangan và Sắt …
– Nitrit có tác dụng oxy hóa hemoglobin chứa trong hồng cầu, biến hemoglobin thành methemoglobin. Trẻ em mắc chứng bệnh này thường xanh xao, dễ bị đe dọa đến mạng sống, đặc biệt với trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi. Khi cơ thể bị nhiễm Nitrit sẽ sinh ra các bệnh nguy hiểm liên quan tới đường hô hấp, cùng các biểu hiện như khó thở, ngột ngạt, choáng váng, mệt mỏi. Khi bị nhiễm độc với hàm lượng cao nó có nguy cơ dẫn tới tình trạng tử vong.
– Ngoài ra, NO2– trong cơ thể dễ tác dụng với các amin tạo thành nitrosamine hợp chất tiền ung thư. Hàm lượng nitrosamin cao khiến cơ thể không kịp đào thải, xuất hiện tình trạng tích lũy lâu ngày trong gan gây ra hiện tượng nhiễm độc, ung thư gan, nguy hại cho sức khỏe con người.